Săn sóc bệnh nhân sau nhổ răng
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
Sau khi lấy chiếc răng ra, công việc nhổ răng còn tiếp tục Săn sóc bệnh nhân sau nhổ răng như sau :
1. Khám lại chân răng đã nhổ
- Bằng cách chùi khô xem dưới ánh đòn thật kỹ xem có gãy, mòn hay có tổ chức nhiễm khuẩn không ? Cách nhổ răng an toàn
|
Săn sóc bệnh nhân sau nhổ răng |
2. Khám lỗ chân răng và mô mồm tiếp cận :
- Dùng kẹp gắp thăm dò lỗ chân răng trống, nhặt hết những mảnh xương vụn, những mảnh răng gãy cồn dính ở thành ổ răng và lợi. Vớt hết cao răng hay vật liệu trám đã rơi vào lỗ chân răng và phía hành lang hoặc phía lưỡi.
- Nếu biết chắc không có nhiễm khuẩn ở chóp (ví dụ nhờ phim X quang) thì không nên nạo ổ răng, việc thọc sâu dụng cụ vào đáy ổ răng gây thêm nguy cơ nhiễm khuẩn, chỉ nạo khí có u hạt (granulome) ở chóp mà thôi.
3. Nếu bờ xương ổ lởm chỏm
- Thì tốt nhất dùng kìm gặm xương (hoặc kìm chân răng cũng được) gặm đi những bờ nhô cao này.
- Cắt mô lợi nếu lợi phát triển dư ra để dễ lành.
- Bóp vuốt bờ xương ổ bằng ngón cái và trỏ làm sát lại gần nhau hai bờ vết thương giúp sự lành vết thương dễ dàng.
4. Đặt một cuộn bông hoặc gạc xếp
- (có tẩm một ít Oxy già thì tốt) lên vết thương, bảo bệnh nhân cắn chặt lại và giữ trong 20 phút.
- Cuộn bông là để ngăn nước bọt vào lỗ chân răng cũng như kiểm soát sự chảy máu và giúp cho sự cấu thành cục máu đông.
5. Căn dặn bệnh nhân trước khi ra về :
- Cắn chặt gạc trong 20 phút.
- Không mút chíp bên răng nhổ, làm như vậy máu sẽ không đông lại và sẽ chảy máu lâu.
- Không sờ tay, không cho bông bẩn vào chỗ nhổ
- Uống thuốc theo đơn (nếu có)
- Ăn lỏng nửa ngày hoặc một ngày sau khi nhổ
- Súc miệng sạch sau khi ăn với nước muối ấm pha loãng (không được cho muối bột vào chỗ nhổ )
- Nếu có bất thường như chảy máu, sưng phải đến kiểm tra lại, nếu ở xa hoặc ban đêm đến trạm y tế gần nhất
6. Những trường hợp đặc biệt
- Nếu có mô bệnh ở chóp chân răng thì phải lấu ra kũ lưỡng bằng một cây nạo nhỏ (gọi là cây nạo xương ổ : alveolar curette) mô mềm ở đáy xương ổ cho cảm giác như nhung, nạo tỉ mỉ và lấu ra hết, không nên nạo xương. Sự còn lại một phần hay nguyên vẹn mô này có thể làm chậm sự lành vệnh, gây chảy máu hoặc sinh ra một nang thung thũng tồn tại.
- Nếu những lôc chân răng vi chảy máu quá nhiều, cắt một miếng gelatin (nhỏ hơn lôc chân răng ) tẩm thrombin, nhét vào lỗ chân răng
- Nếu nhổ răng lâu và khó, khuyên bệnh nhân uống thuốc giảm đau càng sớm càng tốt hoặc thêm thuốc kháng sinh.
Xem thêm:
Tags:
tu-van-nho-rang
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét