1. Viêm ổ răng ( Alveolitis ).
Đây là biến chứng thông thường sau khi nhổ răng, là một sự viêm xương có giới hạn. Cần phân biệt 2 loại :
* Viêm ổ răng khô :
Được cho là một sự rối loan vận mạch, trong đó cục máu đông không thành lập được.
Bệnh nhân đau cực kỳ dũ dội, khám hốc răng thấy trống hoặc có cục máu đông nhưng lấy ra dễ dàng, để trơ những thàng xương hơi trắng và không có màu, không có mủ, mùi hơi khó chịu.
Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng |
* Viêm ổ răng có mủ :
Khám thấy bờ lợi sưng có thể che phủ ổ răng, và nó được lấp bởi những nụ tổ chức hạt rớm máu và có mủ chảy ra. Trái với viêm ổ răng khô, bệnh nhân ít đau đớn. Có thể sốt và nổi hạch.
Chụp X quang hay khám ổ răng sẽ phát hiện được những thành phần còn sót lại sau khi nhổ , và chính chúng gây nhiễm khuẩn ổ răng.
Cách điều trị :
◦ Viêm ổ răng khô : cấm nạo
Chỉ được nhét gạc tẩm Eugenol hay Iodoform vào ổ răng để giảm đau trong vài giờ.
Cho uống kháng sinh và giảm đau.
◦ Viêm ổ răng có mủ : gây tê vùng , nạo sạch ổ R lấy hết vật còn sót. Rửa bằng oxy già 5 thể tích lau khô, có thể đặt vào đó Sulfamid hay penicilin G để chống nhiễm khuẩn. Cho cắn bông, gạc.
Cho uống kháng sinh, giảm đau(nếu cần).
Dự phòng : Kiểm tra ổ răng cẩn thận sau khi nhổ
2. Viêm xương (Osteitis).
Là sự tiếp xúc lan rộng của viêm xương ổ R có mủ không chữa khỏi. Hoặc do viêm xương dã có sẵn mặc dù có nhổ răng hay không.
Viêm xương biểu hiện có xương mục và tạo lỗ dò ra ngoài da hay niêm mạc, toàn trạng có ảnh hưởng.
Xử trí: Chuyển đến khoa răng hàm mặt có đủ cơ sở điều trị, nạo xương, theo dõi.
3. Viêm tổ chức tế bào (Cellulitis).
Thông thường là do sự tiến triển của bệnh trước khi nhổ răng.
Tuy nhiên, sự nhổ R tạo nên những bọc máu có thể đó là nguyên nhân dẫn đến mô tế bào.
4. Sưng.
Có thể xảy ra ít hay nhiều tiếp theo gần như bất cứ một sự nhổ răng nào.
Sưng có thể chỉ do đụng dập chấn thương sau khi răng mà không phải do nhiễm khuẩn nếu không đau nhức và không sốt.
Trường hợp nhổ R khó, lâu, bảy nhiều thường bị sưng, sự sưng bắt đầu ngày thứ 2, thứ 3, ngày thứ 4 bắt đầu xẹp dần.
Thông thường, khi nhổ một răng hơi khó, lâu hoặc đã có nhiễm khuẩn từ trước việc cho kháng sinh là điều cần thiết và có thể báo trước tình trạng sưng có thể xảy ra để bệnh nhân an tâm.
5.Đau.
Thường do nhổ răng khó, nhất là khi nhổ có sự đè ép nhiều lên đáy xương ổ ( do đó nên tránh động tác này càng nhiều càng tốt ).
Đau còn do nhổ răng bị viêm khớp chưa khỏi hoặc do viêm ổ răng khô.
Sau nhổ R, cần cho uống thuốc giảm đau như Aspirin, Analgin..., và dặn bệnh nhân nếu đau nhiều cần trở lại khám.
>> Tai nạn làm hại xương hàm trong khi nhổ răng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét