Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?

21:18 |

Ngoại trừ răng khôn, đối với tất cả các trường hợp còn lại đều nên nghĩ tới việc trồng răng giả lại càng sớm càng tốt sau khi nhổ răng.

Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Bởi vì sau khi mất răng khoảng vài tháng, xương hàm sẽ bắt đầu tiến trình tiêu đi do khoảng trống trong xương ổ răng không được bù đắp. Xương ổ răng sẽ sụt thấp dần khiến cho nướu tụt. Xương và nướu tụt sẽ không thể lưu giữ răng bền chắc được dẫn đến tình trạng di răng, những chiếc răng bên cạnh khoảng trống mất răng sẽ bị đổ nghiêng, xô lệch, răng 
Như vậy, sự mất răng không đơn giản chỉ làm răng xô lệch mà còn làm tiêu xương, tụt nướu và làm mất thẩm mỹ khuôn răng cũng như là sức nhai. Do đó, không cần phải băn khoăn việc có nên trồng răng giả sau khi nhổ răng hay không. Phục hồi là việc làm cần thiết trong trường hợp đã nhổ răng.
Trước đây, những trường hợp mất răng toàn bộ, nếu cần làm lại để phục hồi có răng nhai thì chỉ là làm hàm giả tháo lắp. Những bệnh nhân mang hàm giả tháo lắp cần có thời gian thích nghi, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những bất lợi như hàm lỏng lẻo, nói ngọng, cảm giác vướng víu trong miệng, sức nhai kém.Trồng răng Implant – Giải pháp tối ưu phục hồi răng mất
>> Cách nhổ răng an toàn
Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Mất răng lâu ngày-Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Còn trong trường hợp mất 1-2 răng thì bệnh nhân có thể làm lại răng giả bằng cách bắt cầu răng sứ. Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải mài răng thật ở 2 bên răng bị mất để làm cầu răng và tình trạng tiêu xương hàm vẫn diễn ra sau khi hoàn tất.
Có thể nói trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant là một thành tựu vĩ đại nhất cho đến hiện nay của ngành nha khoa, Implant có thể thay thế những chiếc răng đã mất, một răng hay toàn bộ răng, không những chức năng ăn nhai mà vấn đề thẩm mỹ trở nên hoàn hảo hơn.
Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Các loại răng giả-Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Implant ra đời đã giải quyết được hầu hết nhược điểm của phương pháp làm hàm tháo lắp hoặc cầu răng sứ, đem lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân vì răng thay thế sẽ được làm đúng theo hình dạng và kích thước của chiếc răng cũ và khả năng ăn nhai được khôi phục hoàn toàn như răng thật.
Trồng răng Implant được các bác sĩ đánh giá cao, có độ tin cậy đối với người dùng và đã được công nhận là giải pháp lý tưởng nhất để phục hình lại răng mất. Implant giúp bệnh nhân ăn, nhai thoải mái, thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, ngăn chặn sự tiêu xương, giúp xương hàm khỏe mạnh và không gây hôi miệng. Răng Implant hoàn toàn phù hợp với sinh lý tự nhiên, không gây hại đến cơ thể.
Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Tiến hành lắp răng giả-Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?

Sau khi nhổ răng thời gian bao lâu mới trồng Implant được?

Trên thực tế, các bác sĩ khuyến khích việc nhổ răng nên kết hợp với cấy ghép trụ Implant thực hiện cùng lúc. Vì như thế, bệnh nhân sẽ chỉ phẫu thuật 1 lần, uống thuốc 1 lần, chăm sóc sau phẫu thuật 1 lần, thay vì phải 2 lần. Bên cạnh đó, việc phát triển của trụ Implant vào trong xương hàm và việc lành thương của nướu răng sẽ diễn ra song song giúp cho thời gian điều trị nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã nhổ răng rồi nhưng chưa cấy ghép Implant thì nên tiến hành càng sớm càng tốt vì như thế sẽ đảm bảo đủ mật độ xương hàm để cấy. Nha Khoa Đông Nam - đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng răng Implant cho biết: "Để một ca cấy ghép Implant đạt được kết quả cao, đối với bệnh nhân yếu tố quan trọng nhất là phải đủ xương, mật độ xương phải tốt, không loãng, nếu trường hợp thiếu xương cần phải ghép xương, thời gian sẽ kéo dài, chi phí cao. Vì thế Nha Khoa Đông Nam trang bị máy chụp CT phục vụ công tác điều trị và đặc biệt không tính phí ghép xương để hỗ trợ phần nào chi phí cho bệnh nhân. Đối với bác sĩ phẫu thuật phải chuyên môn cao, thực hiện chính xác, vô trùng tuyệt đối. Do đó, bệnh nhân sau khi mất răng nên đến nha khoa sớm để kiểm tra và tiến hành phục hình bảo vệ xương hàm cũng như duy trì sức khỏe của mình."
Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Trồng Implant cho răng nhai-Có nên trồng răng giả ngay sau khi mới nhổ răng?
Tóm lại, sau khi nhổ răng thì việc phục hồi lại răng bị mất là vô cùng cần thiết, nên được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào là còn tùy vào tình trạng răng miệng cũng như điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân. Kỹ thuật trồng răng Implant muốn thực hiện tốt đòi hỏi bác sĩ cần phải có chuyên môn sâu và am hiểu về cấu trúc xương hàm và răng. Nếu không có bác sĩ giỏi, khả năng không thể có được ca cấy ghép răng tốt nhất, thậm chí thất bại là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì thế, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi lựa chọn địa chỉ nha khoa để tiến hành điều trị.
Xem thêm :
>>  Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng
>>  Chảy máu sau khi nhổ răng

Read more…

Sau khi nhổ răng nên ăn gì cho mau lành?

21:06 |
Câu hỏi:

Thưa bác sĩ. Em có 1 chiếc răng hàm bị sâu nặng, lần trước em có đi khám và các bác sĩ khuyên là nên nhổ đi vì răng không thể bảo tồn được nữa. Em rất sợ nhổ răng vì lần trước sau khi nhổ rất đau em không ăn uống được gì nên rất mệt. Em muốn hỏi là nhổ răng ăn gì để vết nhổ mau lành và đỡ bị đau hơn ạ. Bác sĩ tư vấn cho em ạ. Em cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời :
Chào bạn !
Sau khi nhổ răng nên ăn gì cho mau lành?
Sau khi nhổ răng nên ăn gì cho mau lành?
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa kim hospital xin được giải đáp cụ thể như sau.
Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng sau khi nhổ răng bởi ăn uống hợp lý sẽ giúp vết thương mau lành và ít phải uống thuốc giảm đau. Bạn có thể chọn cho mình một ly nước ép dâu tây sau khi nhổ răng. Trong dâu có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau với công năng tương tự aspirin. Uống sữa đậu nành vài lần trong ngày cũng giúp vết nhổ mau lành bởi bởi chất vôi trong sữa giúp máu chóng đông.
Đạm lecithin trong đậu nành còn giúp làm lành vết thương. Ăn cháo nấu cùng với nấm đông cô cũng tốt cho sức khỏe bởi hoạt chất trong nấm này giúp ức chế sự viêm tấy sau khi làm răng. Ăn khoai lang để cung cấp tiền sinh tố A – chất cần thiết cho tiến tình phục hồi của răng, nướu và niêm mạc miệng. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm sữa chua không đường chứa vi sinh acidobacillus để trợ giúp tác dụng của kháng sinh.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tối đa các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường bởi phản ứng lên men chất đường trong vòm miệng là lý do khiến tình trạng viêm tấy dễ kéo dài. Tránh các loại nước uống có ga vì chất sủi bọt có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc giảm đau. Không nên dùng các thực phẩm, trái cây chứa nhiều axit như chanh, bưởi để tránh tình trạng axit trong thực phẩm nạo sâu phần men răng vừa bị giũa mỏng hay làm tổn hại đến phần chân răng vừa nhổ. Những thực phẩm, cứng dai bạn cũng nên tránh trong giai đoạn vừa nhổ răng.
Bạn có thể nhổ răng khôn ở phòng khám tư nhưng tốt nhất nên chọn một trung tâm lớn, uy tín với cơ sở vật chất chắc chắn được đầu tư đầy đủ với dụng cụ máy móc và công nghệ hiện đại nhất có thể. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo an toàn cho quá trình nhổ răng của bạn bên cạnh đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Nha khoa kim hospital  là một trung tâm nha khoa lớn tại Hà Nội với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi sẽ giúp giảm đau nhức, ê buốt đến tối đa trong quá trình nhổ răng. Nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ nào thêm liên quan đến nhổ răng, hãy liên hệ với Nha khoa kim hospital
Read more…

Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng

20:17 |

Sự nhiễm khuẩn xảy ra sau khi nhổ răng có thể liên hệ đến xương ổ răng, xương lân cận hay tổ chức tế bào.

1. Viêm ổ răng ( Alveolitis ).

Đây là biến chứng thông thường sau khi nhổ răng, là một sự viêm xương có giới hạn. Cần phân biệt 2 loại :

* Viêm ổ răng khô :

Được cho là một sự rối loan vận mạch, trong đó cục máu đông không thành lập được.
Bệnh nhân đau cực kỳ dũ dội, khám hốc răng thấy trống hoặc có cục máu đông nhưng lấy ra dễ dàng, để trơ những thàng xương hơi trắng và không có màu, không có mủ, mùi hơi khó chịu.
Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng
Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng
Chứng viêm này xảy ra một vài ngày sau khi nhổ răng và tình trạng kéo dài 2-3 tuần lễ, bệnh nhân đau đớn không làm việc được.

* Viêm ổ răng có mủ :

Khám thấy bờ lợi sưng có thể che phủ ổ răng, và nó được lấp bởi những nụ tổ chức hạt rớm máu và có mủ chảy ra. Trái với viêm ổ răng khô, bệnh nhân ít đau đớn. Có thể sốt và nổi hạch.
Chụp X quang hay khám ổ răng sẽ phát hiện được những thành phần còn sót lại sau khi nhổ , và chính chúng gây nhiễm khuẩn ổ răng.

Cách điều trị :

   Viêm ổ răng khô : cấm nạo 
Chỉ được nhét gạc tẩm Eugenol hay Iodoform vào ổ răng để giảm đau trong vài giờ.
Cho uống kháng sinh và giảm đau.
   Viêm ổ răng có mủ : gây tê vùng , nạo sạch ổ R lấy hết vật còn sót. Rửa bằng oxy già 5 thể tích lau khô, có thể đặt vào đó Sulfamid hay penicilin G để chống nhiễm khuẩn. Cho cắn bông, gạc.
Cho uống kháng sinh, giảm đau(nếu cần).

Dự phòng : Kiểm tra ổ răng cẩn thận sau khi nhổ 

2. Viêm xương (Osteitis).

Là sự tiếp xúc lan rộng của viêm xương ổ R có mủ không chữa khỏi. Hoặc do viêm xương dã có sẵn mặc dù có nhổ răng hay không.
Viêm xương biểu hiện có xương mục và tạo lỗ dò ra ngoài da hay niêm mạc, toàn trạng có ảnh hưởng.
Xử trí: Chuyển đến khoa răng hàm mặt có đủ cơ sở điều trị, nạo xương, theo dõi.

3. Viêm tổ chức tế bào (Cellulitis).

Thông thường là do sự tiến triển của bệnh trước khi nhổ răng.
Tuy nhiên, sự nhổ R tạo nên những bọc máu có thể đó là nguyên nhân dẫn đến mô tế bào.

4. Sưng.

Có thể xảy ra ít hay nhiều tiếp theo gần như bất cứ một sự nhổ răng nào.
Sưng có thể chỉ do đụng dập chấn thương sau khi răng mà không phải do nhiễm khuẩn nếu không đau nhức và không sốt.
Trường hợp nhổ R khó, lâu, bảy nhiều thường bị sưng, sự sưng bắt đầu ngày thứ 2, thứ 3, ngày thứ 4 bắt đầu xẹp dần. 
Thông thường, khi nhổ một răng hơi khó, lâu hoặc đã có nhiễm khuẩn từ trước việc cho kháng sinh là điều cần thiết và có thể báo trước tình trạng sưng có thể xảy ra để bệnh nhân an tâm.

5.Đau.

Thường do nhổ răng khó, nhất là khi nhổ có sự đè ép nhiều lên đáy xương ổ ( do đó nên tránh động tác này càng nhiều càng tốt ).
Đau còn do nhổ răng bị viêm khớp chưa khỏi hoặc do viêm ổ răng khô.
Sau nhổ R, cần cho uống thuốc giảm đau như Aspirin, Analgin..., và dặn bệnh nhân nếu đau nhiều cần trở lại khám.

>> Chảy máu sau khi nhổ răng
>> Tai nạn làm hại xương hàm trong khi nhổ răng


Read more…

Chảy máu sau khi nhổ răng

20:16 |

Chảy máu là một biến chứng hay gặp nhất sau khi nhổ răng. Chảy máu có thể xảy ra ngay sau khi nhổ răng hoặc xảy ra vài giờ hoặc vài ngày sau khi nhổ.

1. Nguyên Nhân.

Nguyên nhân tại chỗ :

Đa số chảy máu là ở tại chỗ, máu có thể chảy từ một mạch máu nhỏ ở niêm mạc hay chảy từ màng xương, xương ổ hay tổ chức hạt của vết thương, do còn sót lại của những chóp chân răng gãy, mảnh xương ổ gãy hoặc tổ chức hạt ở vùng cuống răng.
Thường chảy máu nặng là từ những tổ chức viêm, mạch máu bị giãn ra do những thánh mạch biến đổi.
Những vết thương rộng và rách nát thường chảy máu lâu, hoặc do vận động mạnh hoặc mút chíp ở răng nhổ.
Chảy máu sau khi nhổ răng

Nguyên nhân toàn thân :

Đa số trường hợp có liên quan đến bệnh máu : bệnh ưa chảy máu(hemophylie), bệnh sinh chảy máu (hemogénie) và các bệnh khác (thiếu vitamin K, xơ gan), các bệnh nhiễm khuẩn như sốt phát ban, viêm nội tâm mạc, viêm đa tủy xương.
Chảy máu có thể gặp khi có u máu ở ổ răng. Do thiếu vitamin C, thời kỳ kinh nguyệt.

2. Xử trí.

Khám.

Cần khám kỹ để xác định nguyên nhân chảy máu. Hỏi bệnh nhân có cắn bông kỹ trong 20 phút, có vi phạm những điều dặn dò sau mổ vì có thể bệnh nhân mút chíp, súc miệng mạnh, vận động mạnh ngay sau nhổ răng.
Khám vết thương phải lấy hết máu cục trong miệng và ổ răng, xem chảy máu ổ răng hay ở niêm mạc (nếu chảy ở niêm mạc chỉ cần khâu lại là đủ ), nên gây tê để khám kỹ được. Nếu cần phải chụp một phim X quang.

Biện pháp tại chỗ :

   Nạo lại ổ răng thật kỹ, lấy sạch các tổ chức lạ, tổ chức viêm, lau khô ổ răng và cho bệnh nhân cắn gac tẩm oxy già 10 thể tích thật chặt trong 30 phút.
   Trước khi cắn gạc có thể xử lý thêm :
   Đặt vào ổ răng một miếng gelatin tẩm dung dịch thrombin hoặc một miếng oxydized cellulose rồi cắn gạc.
   Nếu ổ răng nhiễm khuẩn cho thêm viên penicilin 200.000 đơn vị bẻ nhỏ cho vào ổ răng( đôi khi không cần thiết vi vết thương sẽ chậm lành).
   Nếu chảy máu tiếp tục càn xử lý như trên và khâu vết thương lại, khuyên bệnh nhân nằm đầu cao và nghỉ ngơi.
Đa số các trương hợp chảy máu do nguyên nhân tại chỗ xử trí như trên đều cầm máu được trong mọi trường hợp.

Biện pháp toàn thân :

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, sau khi sử trí tại chỗ, lập tức cho làm xét nghiệm máu : như số lượng tiểu cầu, thời gian chảy mau và đông máu, thời gian Quick.
Bình thường :
   Số lượng tiểu cầu 200.000-300.000/mm3 máu. Bất thường <100.000/mm3
   Thời gian đông máu 7-12 phút                           Bất thường >15 phút
   Thời gian chảy máu 2-4 phút                              Bất thường > 7 phút
   Thời gian Quick 12-15 phút # 75%-100% Prothrombin nếu lượng prothrombin < 50% thì gây chảy máu
Nếu là bất thường phải chuyển ngay đến bệnh viện để chăm sóc và truyền máu.
Nếu ở trong mức bình thường tức là không có bệnh về máu nhưng cũng có ít rối loạn về cầm máu, cần hỗ trợ thêm bằng thuốc như:
   Tiêm vitamin K­ giúp gan sản xuất thêm prothormbin tiêm bắp 50-100mg hay tiêm tĩnh mạch chậm
   Vitamin C : tăng sức bền mao mạch : uống hay tiêm.
   Carbazochrome ( Adresnoxyl) 1.500µg, tiêm bắp ngày 1-3 ống. trẻ em từ 1/2 đến 2 ống một ngày có tác dung cầm máu.

3. Dự phòng.

Cần hỏi kỹ trước khi nhổ răng, đặc biệt trẻ em có thể chưa phát hiện bệnh về máu, tính trạng phụ nữ, hoặc các bệnh nhân có bệnh nhiễm khuẩn. Dùng thuốc chống đong máu hay dùng nhiều acid salicilique ( Aspirine) một thời gian trước khi nhổ răng làm máu chảy kéo dài. Nếu cần thiết nên cho uống hay tiêm các loai thuốc hỗ trợ cầm máu trước khi nhổ vài ngày.
>>  Tai biến xảy ra khi gây tê để nhổ răng
>>  Chuẩn bị bệnh nhân trước khi nhổ răng
Read more…

Tai nạn làm hại xương hàm trong khi nhổ răng

20:15 |









































Một chiếc răng của em bị lung lay nên em đã đi khám, bác sỹ yêu cầu chụp phim để xác định có phải là do răng mọc ngầm bên dưới không, nếu có thì phải nhổ. Bác sỹ giới thiệu làm vì ở phòng khám đó không có máy chụp phim. Vì thế em muốn hỏi là liệu có đúng là răng lung lay do có răng ngầm khác không. Như thế có cách nào khắc phục không hay nhất thiết phải nhổ răng thừa mọc ngầm do tai nạn làm hại xương hàm trong khi nhổ răng ?

Trong khi nhổ răng có thể xảy ra tai nạn làm hại xương hàm của bệnh nhân như :

Gãy bờ xương ổ răng.

   Thường gãy bờ xương mặt ngoài ổ răng hơn là bờ trong.
Tai nạn làm hại xương hàm trong khi nhổ răng
Tai nạn làm hại xương hàm trong khi nhổ răng
   Mảnh xương ổ gãy phải được lấy ra vì nó không tự hàn gắn lại được mà còn có thể nhiễm khuẩn hoặc gây chảy máu.
   Sau mỗi lần nhổ răng phải khám lại xương ổ, nếu có gãy tách nó ra rồi dùng kìm bấm nhẵn bờ xương để vết thương lành tốt.

Tổn thương xương hàm.

Khi nhổ răng, chân răng hàm trên (răng trên hàm và răng hàm) có thể xảy ra hai loại tổn thương sau :
  Xoang bị vỡ vì chấn thương :
   Lỗ vỡ rất nhỏ, sẽ biểu thị bằng sự xuất huyết qua xương ổ răng và đôi khi qua mũi.
   Bệnh nhân có cảm giác có sự thông khí qua lỗ chân răng. Có thể nhận biết dấu hiệu thông khí bằng cách :
      - Bóp mũi bệnh nhân rồi yêu cầu người đó thổi mạnh như xỉ mũi, miệng hở, khí trời thổi qua lỗ vỡ tạo một tiếng huýt đặc biệt.
      - Nếu bệnh nhân phồng má, khí trời qua đường mũi có thể có cả nước trào qua đường mũi.
   Xử trí:
      -Xoang lành mạnh :
Dặn bệnh nhân không xỉ mũi mạnh, tránh kiểm soát không khí bằng cách phồng má.
Uống nước nhẹ nhàng, đừng súc miệng quá mạnh nhằm tránh sự nhiễm khuẩn vào xoang. Sự lành sẹo sẽ mau lẹ.
      -Xoang đã có bệnh viêm cấp hay mạn tính.
Ngày đầu rửa xoang qua lỗ vỡ của xương ổ răng với dung dịch muối đẳng trương có pha kháng sinh.
Khâu vết thương ở bờ xương ổ răng, cho kháng sinh trong 1 tuần.
Những ngày sau chỉ rửa xoang bằng đường mũi.
    Chân răng bị đẩy vào xoang :
   Tai nạn này ít xảy ra, là do phần xương ngăn cách giữa những chóp chân răng cối đến xoang quá mỏng. Dưới sức đẩy của một cây kìm hay bẩy, chân răng sẽ chạy vào xoang.
   Dấu hiệu thông khí y như xoang bị vỡ, kèm theo sự biến mất của mảnh chân răng.
Xử trí : chuyển ngay bệnh nhân đến khoa tai mũi họng để mổ xoang lấy răng.
   Dự phòng :
      -Chụp phim để xem xoang có sát chân răng, nếu có thì nên nhổ răng theo phương pháp phẫu thuật.
      -Cẩn thận, nhẹ nhàng khi đặt bẩy, bắt kìm.

Trật khớp thái dương - hàm dưới.

    Xảy ra khi dùng quá nhiều sức để nhổ răng hàm dưới mà bàn tay trái không nâng đỡ cằm bệnh nhân.
   Bệnh nhân không thể ngậm miệng, miệng há không tự nhiên, không nuốt được nướt bọt. Nếu trật khớp cả hai bên thì hàm dưới đưa ra trước. Nếu trật một bên, hàm răng dưới bị đẩy về bên lành.
   Xử trí : cần xử trí lập tức, để lâu càng khó sửa.
        -   Bệnh nhân được đặt ngồi trên ghế thấp, đầu thẳng (nhờ một người giữ chặt đầu người bệnh hoặc tựa thật vững).
        -   Người điều trị đứng trước mặt người bệnh, 2 chân kẹp 2 đầu gối bệnh nhân, 2 ngón tay cái quấn gạc đặt lên mặt nhai hàm dưới mỗi bên, những ngón còn lại giữ chặt xương hàm dưới nơi góc hàm.
        -   Ấn mạnh xương hàm từ trên xuống rồi đẩy ra sau và lên trên, người điều trị có một cảm giác xê dịch thình lình khi xương hàm trở về vị trí cũ.
        -   Nếu các cơ quá căng thẳng nên để nghỉ ngơi hoặc chà sát 2 bên xương hàm rồi làm lại.
        -   Khi khớp đã trở về vị trí nên buộc cố định hàm bằng vải vài giờ.
        -   Khuyên ăn thức ăn nhẹ, không há miệng lớn.
Nếu không chữa được phải chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tổn thương phần mềm.

   Rách lợi rìa ổ răng.
   Do kẹp kìm sâu vào lợi khi nhổ R, một mảnh lợi rách theo.
   Hoặc do nhổ răng không tách lợi. Mảnh lợi rách hoặc sước gây chảy máu nhiều.
Xử trí:
   Mảnh lợi còn lắt lẻo ở rìa ổ răng phải cắt sạch để đỡ chảy máu và lành thương tốt.
   Cầm máu bằng Oxy già 10 thể tích trong 10 - 15 phút.
   Rách lưỡi, má..., sàn miệng hoặc vòm miệng.
Do sử dụng bẩy bị trượt. Nếu vết xước nhỏ thì không xử trí gì.
Vết rách sâu, dài phải khâu để tránh chảy máu và nhiễm khuẩn.
Phòng ngừa bằng cách sử dụng kìm và bẩy cẩn thận với điểm tựa vững chắc.

Tai nạn cho đường hô hấp và tiêu hóa.

Răng và miếng trám vỡ có thể bị trượt khỏi kìm lọt vào hầu, khí quản hay thực quản.
 Vật lạ lọt vào đường hô hấp
Vật lạ lọt vào thanh quản thường gây ra cơn ho mạnh, nhờ thế vật lạ có thể ra ngoài
Nếu không, để đầu bệnh nhân nghiêng về một phía, thọc ngón tay vào miệng bệnh nhân dọc theo họng rồi vuốt ra
Nếu là trẻ em, cho người bệnh cúi xuống, vỗ mạnh về phía sau lưng đồng thời móc vào họng gây cơn ho, làm nhiều lần động tác trên
Nếu vật lạ lọt vào khí quản gây cơn ho dữ dội và có dấu hiệu nghẹt thở thì phải chuyển cấp cứu tai mũi họng ngay lập tức.
   Nếu vật lạ rơi vào thực quản thì không có những triệu chứng trên, khuyên nên ăn nhiều rau dưa để đi tiêu ra ngoài.
    Phòng ngừa:
   Cặp kìm chính xác
   Khi bẩy từ tốn, răng sắp rơi ra nên lấy kìm để bắt đừng để rơi vào miệng
   Nhổ răng không nên để đầu bệnh nhân ngửa quá, nhất là trẻ em

>>  Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng
>>  Chảy máu sau khi nhổ răng
Read more…