Lotus nhận thấy có khá nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng con mình còn
nhỏ, còn răng sữa nên ít quan tâm tới việc chăm sóc răng cho bé. Thực tế
cho thấy tỉ lệ trẻ em gặp các vấn đề răng miệng rất cao và cần phải
thực hiện nhổ răng. Vậy bạn cần biết những lưu ý khi nhổ răng trẻ em là
gì để có sự chuẩn bị tốt và tạo sự thoải mái cho trẻ. vì vậy Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em là gì ? Cách nhổ răng an toàn
|
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em -Chăm sóc răng miệng tốt bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ |
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em
|
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em - Nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc ăn nhai của trẻ |
Thông thường, khi bé từ 6 tháng – 10 tháng thì sẽ mọc răng sữa.
Những chiếc răng đầu tiên này sẽ giúp bé làm quen với việc nhai thức ăn
nên việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai của trẻ.
-
Các răng sữa mọc lên kích thích xương hàm phát triển, chuẩn bị cho
việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ răng sữa quá sớm, xương hàm
không phát triển bình thường, không đủ chiều rộng sẽ khiến các răng vĩnh
viễn khi mọc lên sẽ bị thiếu chỗ, dễ mọc ngầm, mọc lệch gây mất thẩm mỹ
và dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.
|
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em - Nhổ răng bằng chỉ cho trẻ dễ gây nhiễm trùng và rách nướu |
-
Nếu nhổ răng cửa và răng nanh cho trẻ quá sớm (trước 5 tuổi) thì nguy
cơ xương hàm trước sẽ không được nở nang đều đặn khiến hàm trên dễ bị
thụt lùi ra phía sau.
-
Các răng vĩnh viễn quan trọng nhất là răng số 6, cần chữa sớm để nhai
và duy trì khớp răng vĩnh viễn tốt. Nếu không may nó bị hư, mẻ, không
phục hồi lại được thì nên quyết định nhổ sớm trước khi răng số 7 mọc
càng sớm càng tốt, các mầm răng số 7 có thời gian di chuyển về phía gần
ngay trong xương hàm và sau này sẽ mọc thế chỗ răng số 6 được.
-
Phụ huynh không nên nhổ răng bằng chỉ cho trẻ, điều này rất nhiều ba
mẹ làm với con mình. Việc làm này dễ gây chảy máu nướu răng, vi khuẩn dễ
dàng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm. Ngoài ra nếu bé đang gặp
một số bệnh như máu không đông thì việc tự nhổ răng tại nhà sẽ gây nên
các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Chỉ định nhổ răng trẻ em khi:
|
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em-Răng sữa bị sâu nặng cần điều trị |
Đối với răng sữa:
- Răng sữa đến tuổi thay, bị lung lay và mầm răng vĩnh viễn đã mọc.
- Răng sữa bị nhiễm khuẩn, viêm tủy lâu ngày làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Răng sữa bị đau nhiều lần nhưng chữa không khỏi, vậy cần nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bé.
- Cần nhổ những răng sữa làm cản trở việc mọc của các răng vĩnh viễn.
Đối với răng vĩnh viễn
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm.
-
Khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha như niềng răng cho hàm hô,
hàm khấp khểnh thì trong một số trường hợp cần thiết có thể cần phải nhổ
bỏ 1, 2 răng để tạo chỗ trống cho các răng dịch chuyển.
- Nếu nhổ răng số 6 trước khi răng số 7 mọc thì răng này sẽ di chuyển về phía trước và thay thế chỗ cho răng số 6.
-
Nếu khi răng số 7 chưa mọc mà cả 3 răng cối số 6 đều có chỉ định nhổ
thì nên nhổ luôn cả chiếc răng thứ 4 để xương hàm được cân đối hơn.
-
Nếu nhổ răng số 6 sau khi răng số 7 mọc thì chiếc răng này sẽ nghiêng,
gây trở ngại sự ăn khớp của hai hàm răng, có thể làm sai khớp cắn.
Phương pháp nhổ răng thích hợp cho trẻ
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
|
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em - Bác sĩ nhổ răng nhẹ nhàng tạo sự thoải mái cho trẻ |
-
Trẻ em còn nhỏ sẽ nhạy cảm hơn chúng ta rất nhiều nên trước khi nhổ
răng phụ huynh nên giải thích trước với trẻ như gây tê sẽ chỉ hơi đau
như kiến cắn và việc nhổ răng không hề đáng sợ chút nào, giúp bé được
thoải mái và yên tâm hơn.
- Không nên để bé phải chờ đợi quá lâu hay nghe tiếng khóc của các bé khác để tránh làm bé lo sợ.
- Không nên để bé nhìn thấy kim tiêm hoặc các vật dụng nhổ răng khác.
- Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng nhanh chóng, chính xác và nhẹ nhàng cho bé.
Kỹ thuật nhổ răng sữa
- Kỹ thuật nhổ răng trẻ em được các bác sĩ thực hiện cẩn trọng, nhẹ nhàng.
-
Đối với những răng sữa có thân răng tốt, chân răng tiêu, răng lung lay
nhiều: bác sĩ sẽ bôi tê quanh nướu (bằng mỡ Lidocain 5%) rồi nhổ răng
bằng kìềm nha khoa chuyên dụng.
-
Với những chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng có thể chỉ mới
tiêu một phần, việc nhổ các răng này rất dễ ảnh hưởng đến các mầm răng
vĩnh viễn. Lúc này, bác sĩ sẽ chụp một phim X- quang để xem xét, có thể
phải nhổ theo cách chia chân. Nếu bình thường thì gây tê để nhổ răng
bằng cây nạy và kìềm nha khoa.
-
Nếu trong lúc nhổ bị gãy chân răng, thì bác sĩ sẽ khéo léo lấy chân
răng ra, nhưng vẫn phải đảm bảo là không làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh
viễn.
- Động tác nhổ :
+ Áp dụng giống nhổ răng người lớn.
+ Tư thế cũng giống như nhổ răng vĩnh viễn.
+ Các răng cửa sữa trên và dưới nhổ bằng cách xoay tròn.
Đối với răng sữa: không nên nạo gốc răng vì rất dễ gây nhiễm trùng mãn tính và tổn thương đến các mầm răng vĩnh viễn.
Nhổ răng trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn hay nghĩ. Đã có
rất nhiều trường hợp ba mẹ tự nhổ răng ở nhà cho con gây nhiễm trùng,
rách nướu…Vì vậy bạn nên tìm hiểu những lưu ý khi nhổ răng trẻ em để con
trẻ mình có được sự thoải mái và an toàn nhé.
Xem thêm :
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét