Cấy ghép implant là kỹ thuật phục hình răng đã mất bằng cách cắm một trụ răng giả chất liệu titanium để thay thế cho chân răng đã bị mất. Trụ titanium sau khi cấy sẽ dính chắt vào xương hàm và phát triển như một chân răng thật sự. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ lên trên trụ đó để tạo ra chiếc răng có màu sắc và chiếc răng y thật.
Bất kì ai đủ 18 tuổi, đảm bảo sức khỏe và có nhu cầu phục hình răng đều có thể tiến hành cấy ghép implant. Trồng răng implant có thể áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng khác nhau, cụ thể như:
Trường hợp mất 1 răng
Trường hợp mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm
Cấy ghép implant chống chỉ định với bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai. Khi mắc các bệnh lý cần thông báo cụ thể tình hình sức khỏe cho bác sĩ.
Răng implant có cấu tạo hoàn toàn giống một chiếc răng sinh lý bình thường, bao gồm các bộ phận: Chân răng (trụ implant), thân răng và khớp nối (Abutment)
Chân răng hay còn gọi là trụ implant: Có hình dáng như một chiếc đinh ốc, làm bằng titanium có độ tương thích cao đối với cơ thể người vì thế khi đưa vào xương hàm không xảy ra hiện tượng đào thải hay kích ứng. Trụ implant có chức năng như một chân răng thật, nâng đỡ răng sứ được phục hình bên trên.
Khớp nối (Abutment): Là bộ phận kết nối giữa implant và thân răng giả bên trên. Khi implant đã tích hợp thành công thì mới gắn cố định khớp nối Abutment lên trên. Abutment đóng vai trò như một ngà răng ôm lấy mô mềm bên trong răng thật.
Thân răng: Là một mão răng sứ có lõi rỗng chụp lên đầu trên của khớp nối Abutment. Mão răng sứ có thể được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau như: kim loại, sứ không kim loại Alumina, Zirconia, Cercon…Thân răng được phục hình bằng công nghệ CAD/CAM 3D sẽ có hình dáng, màu sắc, kích thước giống như răng thật đã mất trước đó.
Để kỹ thuật làm răng implant thuận lợi, nhanh chóng, hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra khi thực hiện phục hình, nhất là tình trạng nhiễm trùng. Thì điều đầu tiên, bác sĩ phải kiểm tra kỹ tình trạng răng miệng của bệnh nhân, các bệnh lý liên quan để có hướng điều trị thích hợp nhất.
Bước 2: Chụp phim X-Quang kiểm tra cấu trúc xương
Nha khoa KIM được trang bị máy X quang ConeBeam CT 3D giúp bác sĩ nắm rõ được cấu trúc xương hàm và hệ thống các dây thần kinh liên quan. Nhờ vào số liệu thu nhập được bác sĩ sẽ nắm vững tình trạng xương hàm của bệnh nhân có đủ để cấy ghép răng implant không và nên áp dụng loại implant nào là là phù hợp.
Từ số liệu thu được ở bước 2, bác sĩ Nha khoa KIM sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng Simplant 3D để mô phỏng vị trí cấy răng implant trên không gian 3 chiều. Dựa vào công cụ này bạn có thể biết được quá trình cấy ghép implant của mình được thực hiện thế nào và thống nhất với bác sĩ phác đồ điều trị để có được kết quả phục hình tốt nhất.
Phòng cấy ghép răng implant của Nha khoa KIM được trang bị hiện đại với đèn mổ LED 2 nhánh 9 bóng dùng trong Nha Khoa, máy gây mê, màn hình cảm ứng nối mạng với máy Cone Beam CT. Đầu tiên, Bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách nướu và khoang lỗ trên xương hàm để đặt trụ implant. Thời gian để cấy ghép cho 1 trụ implant mất khoảng 20 phút.
Sau đó, bạn cần một thời gian cho trụ implant tích hợp vào xương. Khoảng từ 3-6 tháng sau đó sẽ phục hình răng sứ theo kế hoạch đã đề ra. Nhiều trường hợp vẫn có thể phục hình răng sứ trong vòng 1 ngày nhưng phải đảm bảo các điều kiện khác.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét