Chỉ định :
- Nhổ răng chân răng nằm ngang và thấp dưới bờ xương ổ.
- Cây bẩy còn được dùng phụ trợ hay kết hợp với kìm để nhổ những răng cứng hay thân gãy vỡ, phức tạp, chân răng dài, mảnh.
Phương pháp tiến hành.
Các giai đoạn tiến hành giống như nhổ răng bằng kìm, chỉ khác trong kỹ thuật nhổ răng.
Nhổ răng bằng kìm hay cây bẩy đều dựa trên nguyên tắc cơ học :
- Xương ổ răng có thể nong rộng.
- Chân răng dẹp theo chiều gần - xa và có hình bầu dục, nên dễ lấy ra theo chiều ngoài - trong và có thể xoay để nong rộng ổ răng (răng 1 chân hoặc nhiều chân đã được tách ra).
- Kìm và bẩy đều là những bẩy loại I : điểm tựa nằm giữa lực tác dụng và lực cản. Lực tác dụng ở tay người điều trị nắm dụng cụ, lực cản là xương ổ và dây chằng giữ chặt răng điễm tựa là đoạn chân răng nằm giữa hai mỏ kìm (nếu dùng kìm) hay là bờ xương ổ răng (nếu dùng bẩy).
- Chân răng dẹp theo chiều gần - xa và có hình bầu dục, nên dễ lấy ra theo chiều ngoài - trong và có thể xoay để nong rộng ổ răng (răng 1 chân hoặc nhiều chân đã được tách ra).
- Kìm và bẩy đều là những bẩy loại I : điểm tựa nằm giữa lực tác dụng và lực cản. Lực tác dụng ở tay người điều trị nắm dụng cụ, lực cản là xương ổ và dây chằng giữ chặt răng điễm tựa là đoạn chân răng nằm giữa hai mỏ kìm (nếu dùng kìm) hay là bờ xương ổ răng (nếu dùng bẩy).
* Dụng cụ :
- Bẩy cong nhổ hàm dưới.
Dùng bẩy nhổ răng hàm dưới ít nguy hiểm hơn bẩy dùng cho hàm trên vì dễ trơn trượt và dễ bẩy luôn mầm răng vĩnh viễn.
Chọn kích thước hình dạng bẩy tùy vào răng muốn nhổ, sao cho lòng máng ôm vừa với chân răng.
* Tiến hành :
- Ớ giai đoạn tách lợi : Nếu lợi quanh cổ răng bị triển dưỡng, nở ra phủ lên mặt chân răng, phải dùng dao hay kéo cắt, lọc để dễ thấy chân R khi nhổ, và vết thương dễ lành.
- Tư thế bệnh nhân và thầy thuốc.
+ Bệnh nhân ngồi như nhổ bằng kìm.
+ Tư thế thầy thuốc cũng giống nhổ răng bằng kìm. Đứng trước bệnh nhân đối với hàm trên và vùng hàm dưới bên trái. Đứng sau nếu nhổ vùng hàm dưới bên phải.
Bàn tay trái giữ xương ổ và hàm không lay động bảo vệ niêm mạc miệng, banh môi, má, lưỡi - cây bẩy thẳng nhổ răng hàm trên dễ trơn trượt hơn hàm dưới - (nguy hiểm đối với người chưa quen việc).
* Cách sử dụng bầy nhổ răng bằng cây bẩy
Cầm cán bẩy chặt trong lòng bàn tay, ngón cái và ngón trỏ duỗi dài theo cán và tỳ vào gần mũi bẩy. Cầm cây bẩy (lưỡi) nghiêng một góc 45° đối với trục của răng. Tìm một khe hở giữa chân răng và xương ổ phía gần (ngoài) và xa (ngoài), thọc bẩy vào khe hở đó, mặt lõm của mũi bẩy áp vào chân răng. Với cử động qua lại từ hành lang qua lưỡi (ngoài - trong) thêm với một áp lực thọc mũi bẩy càng sâu càng tốt hướng về chóp chân răng. Lúc phía gần, lúc phía xa.
Lúc thọc bẩy, nên thọc từ từ, không đẩy tđi từng hồi một và giữ cánh tay tựa vào thân mình để tránh nạy khỏi trượt.
Khi dụng cụ đã đâm khá sâu, lấy điểm tựa trên bờ xương ổ răng (không được tựa vào răng bên cạnh). Xoay cán bẩy đồng thời hạ cán bẩy xuống nếu nhổ chân răng hàm dưới hoặc nâng cán bẩy lên nếu nhổ chân răng hàm trên. Chân răng sẽ trồi dần lên khỏi ổ và bị đẩy ra ngoài.
Tư thế bàn tay và cách sử dụng bẩy |
* Chú ý nhổ rằng bằng cây bẩy
- Nhổ răng bằng bẩy bao giờ cũng gây sang chấn xương ổ nhiều hơn là nhổ răng bằng kìm nên chỉ khi nào cần thiết mđi dùng bẩy. Khi sử dụng phải hết sức thận trọng tránh gây sang chấn ổ răng càng nhiều càng tốt.
- Muốn bẩy có kết quả bao giờ cũng phải có điểm tựa tốt, đó là bờ xương ổ phía ngoài gần và ngoài xa.
- Không đặt bẩy ở phía ngoài và phía trong vì rất dễ trượt.
- Những răng nhiều chân như sô' 6, 7 thường lấy từng chân một, nếu không tìm thấy được điểm tựa ở phía ngoài gần và ngoài xa, có thể len mũi bẩy vào chỗ chẻ của 2 chân để tách 2 chân rồi tựa lên chân này để lấy chân kia.
- Đối với chân răng xoang nên chụp phim, nếu thây chóp gần xoang thì nên chuyển bệnh viện nhổ theo phương pháp phẫu thuật.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét