Hàn răng còn là phương pháp nhanh chóng giúp điều trị răng sâu và ngăn ngừa sâu răng. Đồng thời, hàn răng giúp phục hồi răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc chưa biết các bước hàn răng sâu như thế nào mới chuẩn nhất hiện nay? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Răng sâu được hình thành chủ yếu do các loại vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng lâu ngày gây nên. Những vi khuẩn này được xuất phát từ những mảng bám từ thức ăn còn sót lại trong quá trình ăn nhai nhưng không được làm sạch hết. Và việc phân hủy thức ăn sẽ tạo nên acid ăn mòn men răng và tạo thành lỗ sâu gây nên bệnh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Hàn răng sâu như thế nào?
Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị răng sâu nhưng có lẽ hàn trám răng là cách chữa sâu răng hiệu quả và nhanh chóng nhất, bởi chi phí thấp với những thao tác đơn giản.
Hàn răng sâu như thế nào?
Hàn răng sâu như thế nào mới đạt chuẩn sẽ phụ thuộc vào từng địa chỉ nha khoa và chủ yếu là dựa vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Khi bác sĩ có tay nghề, các vết trám sẽ được bền khít, không gây đau nhức cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, để bạn có thể biết chính xác và cụ thể các bước hàn răng sâu như thế nào chúng tôi xin được đưa ra các bước hàn răng sâu theo tiêu chuẩn quốc tế với công nghệ tiên tiến nhất tại Nha khoa Kim :
♦ Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trước khi thực hiện hàn răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát khoang miệng và cho chụp tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp nhất. Với những trường hợp răng chớm sâu thì không nhất thiết phải trám răng và có thể điều trị bằng cách tái khám.
.
Trải qua thăm khám để biết hàn răng sâu như thế nào tốt nhất
♦ Bước 2: Gây tê cho bệnh nhân
Sau khi trải qua quá trình thăm khám và đã có phác đồ điều trị, để tránh gây đau nhức, ê buốt, các bác sĩ sẽ tiến hành bước gây tê trước khi tiến hành nạo vét vết răng sâu.Thao tác này để làm giảm cảm giác đau buốt và tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
♦ Bước 3: Nạo sạch vết sâu
Đây là thao tác quan trọng trước khi thực hiện hàn răng. Nạo sạch vết sâu là quá trình dùng thiết bị chuyên dụng làm sạch phần bị sâu trên răng, loại bỏ các mô răng bị bệnh để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh tái phát sau khi điều trị.Tuy nhiên, việc nạo vết sâu cần tuân thủ đúng kỹ thuật, nếu nạo không sạch các mô bệnh thì hiện tượng đau nhức hoặc sâu răng tái phát là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận mà nạo quá nhiều mô lành có thể khiến cho cấu trúc răng bị tổn thương.
♦ Bước 4: Hàn chỗ răng sâu
Sau khi nạo sạch vết sâu, các Nha sỹ sẽ làm sạch tiếp phần răng sâu nữa bằng một loại dung dịch đặc biệt, dung dịch acid này cũng có tác dụng duy trì một bề mặt đủ ẩm ở toàn bộ bề mặt đáy vùng nhận chất hàn. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa đưa chất liệu vào phần răng sâu cần để trám bít lại ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
♦ Bước 5 : Chiếu đèn Laser
Để vết trám được đông cứng, duy trì độ bền của chất liệu, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser vào vết trám trong khoảng vài chục giây để tạo sự liên kết. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, để đảm bảo độ thẩm mỹ của miếng trám, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và mài phần vật liệu trám dư thừa giúp cho bạn có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà hoàn toàn không có cảm giác cộm vướng khó chịu.
Tuy nhiên, hàn răng sâu chỉ áp dụng với các trường hợp răng sâu nhẹ, vết sâu nhỏ, vì nếu lớn mối hàn sẽ không bền chắc. Khi đó chỉ có bọc răng sứ cho răng sâu mới khắc phục triệt để được răng sâu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét