Nhức chân răng là tình trạng bệnh lý khá phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và làm việc. Vậy nhức chân răng phải làm sao để điều trị triệt để? Một số phương pháp sau đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin căn bản nhất về nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý răng miệng này.
∗ Nguyên nhân nào gây đau nhức chân răng?
Tình trạng nhức chân răng chủ yếu là do viêm nha chu, viêm quanh răng gây nên. Bệnh nha chu là bệnh liên quan đến các tổ chức xung quanh răng như nướu răng (lợi), dây chằng, và xương ổ răng.
Biểu hiện cụ thể nhất của bệnh lý này là nướu bị viêm, chảy máu và sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu và gây ê buốt. Vôi răng vẫn còn nằm trong khe nướu và tiếp tục tích tụ nhiều hơn, đẩy đáy khe nướu tụt dần xuống khỏi vị trí quanh cổ răng lúc ban đầu. Lúc này khe nướu không còn là khe nữa vì đã phát triển sâu hơn và rộng ra. Khi khe càng sâu thì tình trạng tụt lợi càng nhanh, răng càng lung lay và gây đau nhức răng nhiều hơn.
Nhức răng chủ yếu do viêm chóp răng gây nên
Sâu răng cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhức buốt chân răng. Khi răng sâu càng nhiều thì tình trạng nhức chân răng càng rõ nét hơn, có khi buốt nhói đến tận óc khi vết sâu lan rộng vào tủy.
∗ Một số cách trị nhức chân răng đơn giản
Bạn có thể dùng đá lạnh hoặc nước ấm chườm ở các bên má nơi có răng bị đau để làm giảm bớt sưng, gây tê tạm thời giúp giảm đau răng.
Lá trầu không cũng có tác dụng giảm nhức chân răng khá hiệu quả. Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra và súc miệng lại mới nước lọc bình thường. Thực hiện đều đặn nhiều lần cảm giác đau nhức chân răng sẽ thuyên giảm dần.
Bạn cũng có thể đặt một ít muối lên chỗ răng bị nhức massage nhẹ nhàng để giảm cảm giác ê nhức. Muối cũng có tác dụng kháng viêm và giảm đau khá tốt. Dùng bông gòn có tẩm 1 chút rượu trắng, đặt lên chỗ răng bị nhức cũng là cách giảm đau nhức răng khá hiệu quả.
∗ Nhức chân răng phải làm sao để điều trị triệt để?
Đối với mỗi nguyên nhân và tình trạng cụ thể thì bệnh đau nhức chân răng sẽ có cách điều trị phù hợp. Việc xác định cách điều trị sẽ do nha sỹ quyết định sau khi thăm khám kỹ lưỡng.
Đối với những răng bị sâu có thể phục hồi thì nạo sạch vết sâu sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các mô răng bệnh và giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Vật liệu trám bít sẽ giúp phục hình cho phần răng sâu cũng như ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Thao tác hàn trám này khá đơn giản và chỉ gây đau một chút khi nạo vết sâu.
Tình trạng viêm chóp chân răng hay viêm nha chu cần thời gian điều trị lâu dài hơn. Thông thường, nha sỹ sẽ tiến hành làm sạch cao răng tức là loại bỏ ổ vi khuẩn gây bệnh cho răng. Đây là bước đầu trong khâu điều trị bệnh lý. Cần phải phối hợp với việc sử dụng một số loại thuốc như sau:
- Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…): có tác dụng diệt vi khuẩn lưu trú ở nướu răng.
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…), corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau nhức, có tác dụng kháng viêm khá tốt.
Việc sử dụng thuốc như thế nào sẽ được nha sỹ chỉ định cụ thể, bạn tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài để sử dụng.
Thuốc kháng sinh được sử dụng phải theo hướng dẫn của nha sỹ
Khi tình trạng răng sâu không thể phục hồi hay răng viêm nhiễm quá nặng dẫn đến lung lay thì bắt buộc phải nhổ bỏ. Nếu không được nhổ kịp thời, ổ nhiễm trùng này có thể lan rộng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi bởi công nghệ nhổ răng hiện nay khá an toàn, các biến chứng hiện nay đều được loại bỏ. Đặc biệt là công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome giúp lấy răng ra từng phần bằng cách làm đứt dây chằng nha chu xung quang răng sẽ đảm bảo an toàn cao. Phương pháp nhổ răng kiểu mới không xâm lấn nhiều đến nướu, không gây đau nhức quá nhiều và tỉ lệ lành thương rất nhanh.
Khi có biểu hiện nhức chân răng và phát hiện những bất thường ở thân răng và phần nướu, tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh lý hiệu quả triệt để nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét