Răng sữa đến lúc bị thay sẽ tự động lung lay và rụng theo một quy luật đặc biệt. Dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng và khi chân tiêu hết, thân răng phía trên sẽ rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng vĩnh viễn. Sự thay thế răng của trẻ em cũng theo thứ tự mọc răng.
STT | Thứ tự thay răng sữa | Đổ tuổi bé thay răng |
1 | Răng cửa giữa | 5 – 7 tuổi |
2 | Răng cửa bên | 7 – 8 tuổi |
3 | Răng hàm sữa thứ nhất | 9 – 10 tuổi |
4 | Răng nanh sữa | 10 – 11 tuổi |
5 | Răng hàm sữa thứ hai | 11 – 12 tuổi |
Nhiều trường hợp răng sữa của trẻ em tuy đã lung lay nhưng vẫn không bị rụng đi. Khi đó, cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho trẻ giúp răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Tuy nhiên, sự mọc răng, thay răng ở trẻ em có thể sớm hoặc chậm hơn so với thời gian trên từ 6 đến 12 tháng đều không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.
Các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thay răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
- Răng sữa đau nhiều lần, chữa không khỏi, nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh
- Răng sữa bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng.
- Răng sữa bị hư tủy, lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
- Răng sữa bị viêm cement cấp hoặc bị nhiễm ở chóp răng.
- Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.
Bé nào không nên nhổ răng sữa?
Theo chuyên gia nha khoa thì không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp dưới đây:
- Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, đặc biệt là viêm lợi vincent.
- Bệnh tim bẩm sinh, các bệnh về máu gây chảy máu kéo dài hay dễ bị nhiễm trùng sau nhổ. Ở những trẻ em này chỉ nhổ khi có sự hội chẩn của Bác sĩ chuyên khoa tim mạch, huyết học, truyền máu, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.
- Trẻ em thấp khớp cấp hay bệnh lý về gan thì cần cho bé dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.
- Khi trẻ em đang bị bệnh truyền nhiễm (sởi) vì dễ xảy ra biến chứng do nhiễm độc ổ răng.
- Khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt thì cũng không nên nhổ răng.
Xem thêm :
>>
Biện pháp bảo vệ răng sữa cho trẻ em
>>
Bé có răng sữa bị sâu có nên hàn hay không?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét