Cách mẹ chăm con khi trẻ bị sún răng sữa

Nhiều người cho rằng, sún răng sữa ở trẻ là điều bình thường, không ảnh hưởng gì tới việc mọc răng trưởng thành của trẻ.
Sự thật thì răng sún không chỉ làm hỏng răng sữa mà còn ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn và nướu của trẻ.
Sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn Bé năm nay lên 6 tuổi, bé hiếu động và hay cười, nhưng lúc có đông người con bé chỉ cười mỉm, mỗi lần vui quá cười lớn con bé vội vàng lấy tay bụm miệng. Hỏi ra mới biết cháu bị sâu và sún răng sữa.


Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Cách mẹ chăm con khi trẻ bị sún răng sữa
Nhìn hàm răng của cháu, ai cũng giật mình. Toàn bộ phần răng trước cửa, ở cả hai hàm đều bị sún, các răng đen, mục, chiếc còn chiếc mất. Có chiếc chỉ còn thấy một mẩu chân răng nằm sâu trong lợi. Răng sâu và sún nhiều khiến cô bé ăn uống khó khăn, mỗi lần cắn vào đồ cứng, giai, cô bé lại sít lên vì đau.BS Hàm Mặt cho biết: Trẻ bị sâu răng, sún răng do nhiều nguyên nhân, phần lớn trẻ là do là do ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều đường, thường xuyên uống đồ uống có gas. Các loại thực ăn này khiến cho lớp men răng của trẻ bị tổn thương, bị ố và mủn dần.
Mòn răng, sún răng còn do trẻ bị thiếu canxi và fluor trong chế độ dinh dưỡng dẫn đến răng bị tổn thương. Răng mủn dần và tiêu đi cho đến khi chỉ còn một chút chân răng tụt sâu xuống lợi, màu đen, cứng, không gây đau cho bé. Mòn răng, sún răng cũng có thể do các loại kháng sinh do mẹ dùng khi mang thai, do không biết chăm sóc răng miệng cho con đúng cách, và một phần do yếu tố di truyền.
Không chỉ chị Thư mà rất nhiều bà mẹ đều cho rằng răng sữa của trẻ chỉ cần được thay bằng răng vĩnh viễn thì sẽ không có vấn đề gì. Răng bé sẽ vẫn trắng và khỏe như thường. Vì thế, khi trẻ bị sún răng, phần lớn các mẹ chỉ cho trẻ vệ sinh răng miệng thông thường mà không đưa trẻ đi khám hay quan tâm sâu sắc tới nó, khiến cho hàm răng của con cứ mỗi ngày một… hao hụt.
“Răng bị sún thường không gây đau hay nhức mà chỉ mòn dần đi. Răng khi bị tiêu, sún cũng sinh ra những vi khuẩn có hại, gây tổn thương đến nướu và sự hình thành răng vĩnh viễn sau này”
Về cơ bản, mòn, mủn răng sữa không gây biến chứng hoặc gây sâu răng, nhưng sẽ hạn chế khả năng nhai, cắn nhỏ thức ăn của trẻ khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Răng sữa là răng định hướng cho răng vĩnh viễn mọc sau đó. Nếu răng sữa bị rụng quá sớm, hay nhổ răng sữa khi răng vĩnh viễn chưa mọc kịp thì răng vĩnh viễn sẽ mọc xô lệch, không đúng trật tự do nướu đã đóng kín và khiến trẻ bị đau.
Hơn nữa, hàm răng không đẹp cũng khiến trẻ tự ti, thiếu tự nhiên trong giao tiếp. Việc phát âm các âm S, T, V… cũng khó hơn khiến cho trẻ tăng nguy cơ bị nói ngọng.

Làm gì để trẻ có hàm răng chắc khỏe?

Để không ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn thiện của trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh răng miệng cho trẻ. Ngay từ khi sơ sinh, cha mẹ thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng dụng cụ đánh tưa. Khi trẻ được trên 6 tháng cần hạn chế việc cho trẻ bú đêm. Sau khi trẻ bú cần cho trẻ uống nước lọc để rửa miệng.
Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Làm gì để trẻ có hàm răng chắc khỏe?- Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Đặc biệt, đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên cho uồng thuốc kháng sinh tetracycllin, vì loại kháng sinh này sẽ làm tăng nguy cơ xấu răng vĩnh viễn.
Khi trẻ mọc đủ răng sữa (từ 2 – 3 tuổi) trẻ ăn cơm và nhiều loại thức ăn khác nhau nên cha mẹ cần tập cho trẻ đánh răng và hình thành thói quen đánh răng hàng ngày. Khi trẻ ăn xong cần cho trẻ súc miệng bằng nước lọc và súc miệng nước muối hàng ngày.
Chế độ dinh dưỡng với canxi và fluor rất cần cho sự phát triển hệ xương và làm cho răng của trẻ trở nên chắc khỏe hơn. Trứng, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa là thành phần quan trong trọng việc bổ sung dưỡng chất này cho trẻ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh có nhiều đường, chất tạo ngọt như bánh, kẹo…
BS Hân khuyến cáo, khi trẻ bị sún răng cần đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để được khám, tư vấn chăm sóc răng miệng. Cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần, đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa để trẻ luôn giữ được nụ cười tự nhiên với hàm răng chắc khỏe của mình.

Những sai lầm cần tránh khi nhổ răng sữa ở trẻ em sớm

Phá vỡ cấu trúc răng vì nhổ răng sữa sớm
Đa phần các trẻ khi 3-4 tuổi sẽ có 20 chiếc răng sữa. Những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và rụng đi khi chân răng của chúng bị tiêu dần để răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ và tạo chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này.
Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Những sai lầm cần tránh khi nhổ răng sữa ở trẻ em sớm
Theo trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, khi răng sữa bắt đầu lung lay, không nên nôn nóng nhổ sớm vì việc này sẽ khiến trẻ đau, chảy máu nhiều và dễ gây ám ảnh làm trẻ sợ việc khám chữa răng sau này. Cũng cần khuyên trẻ đừng cố lắc mạnh để bẻ răng sữa khi chúng mới bắt đầu lung lay.
Theo BS, thời gian từ khi bắt đầu lung lay đến khi rụng một chiếc răng sữa thường mất vài tháng. Khi răng vĩnh viễn đã sẵn sàng thay thế, chiếc răng sữa sẽ càng lung lay nhiều. Đến khi răng gần như lỏng ra thì đứa trẻ có thể tự lắc nhẹ, tự lấy chiếc răng ra hoặc nhờ sự trợ giúp của bố mẹ.
Với cách lấy răng lung lay tự nhiên như vậy, sẽ ít chảy máu và giảm đi cảm giác đau đớn ở trẻ. Với lượng máu nhỏ bị chảy ra, có thể dùng bông y tế ấn vào chỗ răng rụng trong vài phút để cầm máu.
Nếu trẻ vô tình nuốt chiếc răng bị rụng vào bụng, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì chiếc răng đó sẽ được thải ra ngoài theo phân.Việc chủ động nhổ những chiếc răng khi mới bắt đầu lung lay sẽ khiến trẻ bị đau và mất nhiều máu. Ngoài ra, sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, giảm sức nhai, sự tương tác giữa hàm trên và hàm dưới.
Bên cạnh đó, mất răng sữa quá sớm cũng có tác động đến việc học ngoại ngữ của trẻ, nhất là việc phát âm tiếng Anh (loại ngôn ngữ có cơ chế phát âm cần sự phối hợp nhiều ở phần trên và phần trước của miệng, bao gồm cả răng, lưỡi và môi).
Đặc biệt, khi răng sữa bị gãy quá sớm hoặc bị can thiệp “nhổ trước thời hạn” sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn dẫn đến mọc lệch khỏi vị trí ban đầu đồng thời làm hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và mọc chen chúc vào nhau, phá vỡ cấu trúc răng của trẻ.

Cách chăm sóc răng sữa hiệu quả

Theo các nha sĩ, chỉ trong trường hợp trẻ mắc các vấn đề răng miệng nghiêm trọng như răng sữa đau buốt, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần không khỏi; Răng sữa bị viêm cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, viêm tủy lâu ngày, nguy cơ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn, mới cần đến sự can thiệp là nhổ chiếc răng đó đi để tránh những biến chứng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Ngoài ra, tốt nhất, phụ huynh không nên nhổ răng sữa của trẻ quá sớm và phải đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu các bệnh lý về răng miêng ở trẻ.
Với trẻ dưới 3 tuổi: Phụ huynh có thể đánh răng cho trẻ bằng nước sạch hoặc muối sinh lý. Không dùng kem đánh răng vì trẻ có thể nuốt kem đánh răng gây nhiễm flour làm ố men răng.
Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Cách chăm sóc răng sữa đúng cách-Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Trẻ trên 3 tuổi: Đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng, nên đánh răng sau mỗi bữa ăn, ít nhất là 2 lần/ngày. Lượng kem đánh răng cũng tùy thuộc vào lứa tuổi. Nên đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại hơn là đánh răng theo chiều ngang vì đánh răng theo chiều dọc giúp làm sạch thức ăn thừa mắc kẹt giữa các răng hơn.
Trong trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu, nên chữa sớm. Nhiều phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng, răng sữa trước sau gì cũng rụng, không cần chữa. Điều này dẫn đến tình trạng sâu răng nặng và mất răng sữa quá sớm.
Trường hợp bị mất răng sữa quá sớm, cần đưa đi khám nha sĩ để làm phục hình răng như răng giả hoặc chụp mão răng để giữ chỗ trên hàm, giúp răng vĩnh viễn sau này mọc đúng vị trí.
Tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi khám nha sỹ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra, điều trị sâu răng và các bệnh lý về răng sớm.

Chăm sóc răng sữa cho bé thế nào mới đúng cách?

Bé nhà tôi bắt đầu mọc nhiều răng, hàm răng sữa ngày càng đầy đặn đáng yêu. Tuy nhiên, tôi nghe nói rằng, răng sữa dù đẹp nhưng chưa chắc răng vĩnh viễn đã đẹp, vẫn có thể hô, vẩu, lệch, không đều… Xin hỏi, nên chăm sóc răng sữa cho bé như thế nào vì thực tế khó mà chải răng cho bé….
Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Chăm sóc răng sữa cho bé thế nào mới đúng cách?
- Khoảng từ hai-ba tuổi bé có đủ 20 răng sữa (10 cái hàm trên và 10 cái hàm dưới). Mỗi hàm sẽ gồm hai răng cửa giữa, hai răng cửa bên, hai răng nanh và bốn răng cối.
Mặc dù bộ răng sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng chúng có vai trò quan trọng như: giúp tiêu hóa thức ăn, giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vận động ăn nhai, phát âm. Cũng không thể không tính đến yếu tố thẩm mỹ và vệ sinh trong thời đại ngày nay. Một đứa trẻ với nụ cười tươi, hàm răng đều đặn, hơi thở thật thơm tho… khiến trẻ đáng yêu. Vì vậy, giữ gìn nụ cười con trẻ với hàm răng lý tưởng là tiêu chí cần đạt, trong đó quan trọng nhất là không sâu răng.
Sâu răng sữa (và những biến chứng của bệnh) chẳng những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bộ răng vĩnh viễn sau này mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ, đến kinh tế gia đình. Giữ vệ sinh răng miệng nói chung, chải răng nói riêng nên được bắt đầu thật sớm, ngay khi trẻ có những chiếc răng đầu tiên (chứ không phải chờ đến khi trẻ mọc đủ 20 chiếc răng).
Hành vi giữ vệ sinh răng miệng này của bố mẹ tạo điều kiện hình thành và phát triển thói quen “chấp nhận chải răng” và “tự chải răng” cho trẻ sau này – trong giai đoạn đầu đời này, hình thành thói quen quan trọng hơn là hiệu quả của động tác giữ gìn vệ sinh răng miệng. Những chiếc răng đầu tiên thường là các răng cửa, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chải rửa. Trong giai đoạn làm quen này, có thể sử dụng gạc ướt để lau tại chỗ chiếc răng. Tuy nhiên, nên nhanh chóng chuyển qua sử dụng bàn chải nhỏ, lông mềm.
Chải răng lúc nào? Sau mỗi lần ăn và quan trọng nhất là trước khi ngủ. Vì lúc ngủ là lúc sâu răng có điều kiện tốt nhất để hình thành và phát triển nếu không giữ vệ sinh răng miệng. Kem đánh răng cũng nên sử dụng cho trẻ một khi trẻ đã biết “khạc, nhổ”. Và chỉ nên dùng một lượng nhỏ bằng hạt đậu. Không cho trẻ đi ngủ với chất ngọt trong miệng, nhất là những năm tháng đầu đời.

Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?

Con tôi 6 tuổi, hai răng cửa của cháu bị đau và lung lay. Chồng tôi bảo phải đưa cháu đi nhổ răng để tránh mọc lẫy, tôi thì sợ làm vậy sẽ khiến cháu bị đau. Xin bác sĩ tư vấn giúp.Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ và tạo chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn sau này. Khi răng sữa bắt đầu lung lay, không nên nôn nóng nhổ sớm vì việc này sẽ khiến trẻ đau, chảy máu nhiều và dễ gây ám ảnh làm trẻ sợ việc khám, chữa răng sau này.Ngoài ra, sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt, giảm sức nhai, sự tương tác giữa hàm trên và hàm dưới. Đặc biệt, sẽ làm mất định hướng của răng vĩnh viễn dẫn đến mọc lệch khỏi vị trí ban đầu đồng thời làm hẹp cung hàm khiến răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ và mọc chen chúc vào nhau, phá vỡ cấu trúc răng của trẻ.
Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Nhổ răng sữa sớm sẽ làm giảm sức nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Vì vậy, không nên nhổ răng sữa sớm và các bậc cha mẹ cũng cần khuyên trẻ đừng cố lắc mạnh để bẻ răng sữa khi chúng mới bắt đầu lung lay.Thời gian từ khi bắt đầu lung lay đến khi rụng một chiếc răng sữa thường mất vài tháng. Khi răng vĩnh viễn đã sẵn sàng thay thế, chiếc răng sữa sẽ càng lung lay nhiều. Đến khi răng gần như lỏng ra thì đứa trẻ có thể tự lắc nhẹ, tự lấy chiếc răng ra hoặc nhờ sự trợ giúp của bố mẹ.Với cách lấy răng lung lay tự nhiên như vậy, sẽ ít chảy máu và giảm đi cảm giác đau đớn ở trẻ. Với lượng máu nhỏ bị chảy ra, có thể dùng bông y tế ấn vào chỗ răng rụng trong vài phút để cầm máu.

Trẻ mọc răng nanh sữa, làm sao bé đỡ quấy khóc?

Con gái tôi mới được 3 tháng tuổi, cân nặng 8kg, cao 42cm. Mấy bữa nay cháu biếng ăn và quấy khóc, xem kỹ miệng thì thấy có mọc răng nanh sữa. Kính mong bác sĩ tư vấn, trân trọng cảm ơn!
Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Trẻ mọc răng nanh sữa- Nhổ răng sữa sớm, nên hay không?
Trẻ 3 tháng tuổi cân nặng được 8kg như vậy là thuộc dạng thừa cân, nhưng chiều cao có thể bạn ghi nhầm chăng? Vì khi trẻ mới sinh ra chiều cao trung bình cũng được 50cm rồi, vậy bạn nên xem lại chiều cao của trẻ.Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn từ lúc mới sinh hoặc muộn hơn (9-10 tháng).Khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước bọt, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, đôi khi có thể sốt nhẹ, nướu răng sưng đỏ, tiêu chảy…Do đó, bạn cần chăm sóc trẻ kỹ hơn, vỗ về cho trẻ, nếu có sốt bạn có thể dùng thuốc hạ sốt, giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách sau khi cho bú, bạn cho trẻ uống ít nước lọc, sau đó lau nhẹ bằng khăn mềm.Các triệu chứng trên kéo dài vài ngày rồi hết. Nếu trẻ biếng bú, quấy khóc nhiều thì cần đưa trẻ đi khám bệnh sớm, bạn nhé.
Xem thêm:
>> Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Em Là Cần Thiết?
>> NHỮNG LƯU Ý KHI TRẺ THAY RĂNG